24/07/2021

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ

Cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung. Hai loại cà phê chính được trồng ở nước ta là Cà phê vối (Robusta) và Cà phê chè (Arabica) với tổng với diện tích bao phủ bởi canh tác cà phê ước tính khoảng 600.000ha. Các tỉnh trồng cà phê chính nằm ở Tây Nguyên, bao gồm Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Bài viết sau sẽ cung cấp cho bà con có cái nhìn tổng quan về các trồng và chăm sóc loại cây đặc sản này

1. CHUẨN BỊ ĐẤT

a) Điều kiện đất trồng: 

  • Đất có độ dốc < 15 độ , điều kiện nước tưới thuận lợi.
  • Tầng đất dày trên 70cm, thoát nước tốt.
  • Mực nước ngầm sâu hơn 100cm.
  • Hàm lượng mùn tầng 0 - 20cm (đất mặt) > 2,0% .
  • pH KCl 4,5 - 6,0.
  • Không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại nặng dẫn đến phải thanh lý, cần chuyển đổi sang cây trồng khác.
b) Chuẩn bị đất trồng:
  • Thời gian làm đất ngay sau khi kết thúc mùa mưa. Cày đất 2 lần ở độ sâu 30 - 40cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô. Sau 1,5 - 2,0 tháng phơi đất, tiến hành bừa ở độ sâu 20 - 30cm theo chiều ngang và chiều dọc lô. Trong quá trình cày bừa tiếp tục gom nhặt rễ còn sót lại và đốt. 
  • Trước khi bừa lần 1, bón rải đều trên bề mặt đất 500 - 1.500kg vôi bột/ha theo từng loại đất.

2. THỜI VỤ TRỒNG

Bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa, kết thúc trồng trước khi vào mùa khô 1-2 tháng. Trồng tốt nhất từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

3. MẬT ĐỘ TRỒNG

  • Cà phê chè :khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn.
  • Cà phê vối : 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.
4. TƯỚI NƯỚC
Thời điểm tưới:
  • Cây cà phê cần trải qua một thời gian khô hạn khoảng 2 tháng để ngừng sinh trưởng và phân hóa mầm hoa đầy đủ. Trong điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên, thời điểm tưới lần đầu cho cà phê kinh doanh thường được thực hiện vào tháng 2 hàng năm tùy theo điều kiện thời tiết. 
  • Tưới đúng thời điểm tưới lần đầu sẽ giúp cây ra hoa tập trung là tiền đề để có năng suất  cao.
  • Tưới muộn quá thì cây bị suy kiệt, rụng lá, khô cành. Nhưng nếu tưới sớm quá khi các mầm hoa chưa phân hóa đầy đủ, cây sẽ ra hoa ít và hoa nở lai rai, không tập trung làm ảnh hưởng đến năng suất và trở ngại cho công tác thu hoạch sau này.
  • Tưới sớm còn làm tăng chi phí tưới và chi phí cắt cành do một số mầm ngủ có khuynh hướng phát triển thành cành thứ cấp thay vì phân hóa thành mầm hoa.
Lượng nước tưới:

Loại cây

Tưới phun mưa (m3/ha/lần)

Tưới gốc (lít/gốc/lần)

Chu kì tưới (ngày)

Thời kì kiến thiết cơ bản

400-500

200-300

25-30

Thời kì kinh doanh

500-600

400-500

25-30

Tưới phun mưa tại gốc cho Cà phê và kết hợp bón phân hòa tan qua hệ thống

 

Tham khảo quy cách ống LDPE Nguyễn Tân

Tham khảo quy cách ống mềm không đục lỗ Nguyễn Tân

Tham khảo quy cách ống tưới phun mưa Nguyễn Tân

 

5. BÓN PHÂN

  • Phân hữu cơ: Cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, lan rộng, yêu cầu nhiều phân bón, mức bón tối thiểu như sau:
  • Năm trồng mới: 10-20kg/hố (bón lót).
  • Thời kỳ kinh doanh: 15-20kg/cây. Định kỳ 3 năm 1 lần, đào rãnh theo chiều rộng của tán, kích thước sâu 0,3-0,4m, rộng 0,3m, dài 1-1,5m. Bón vào rãnh cùng phân lân rồi lấp đất.
  • Phân hoá học: Để xác định chế độ bón phân cho từng vùng cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, lá có thể áp dụng định lượng phân bón sau: (tính cho mật độ bình quân 5.000 cây/ha).

Tuổi cà phê

Khối  lượng phân nguyên chất (Kg/ha/năm)

N

P2O5

K2O

Trồng mới (năm 1)

40-50

150-180

30-40

Chăm sóc năm thứ 2

70-95

80-90

50-60

Chăm sóc năm thứ 3

160-185

80-90

180-210

Kinh doanh chu kỳ 1

255-280

90-120

270-300

Cưa đốn (nuôi chồi)

115-140

150-180

120-150

Kinh doanh chu kỳ 2

225-280

90-120

270-300

 
Thời điểm bón: Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng. Mỗi năm có thể bón 4 lần như sau:

Loại phân

Tỷ lệ bón (%)

Tháng 2-3

Tháng 4-5

Tháng 6-7

Tháng 9-10

Đạm

20

30

30

20

Lân

100

-

-

-

Kali

20

30

30

20

Ngoài lượng phân theo định mức trên, để đảm bảo cho vườn cây bền vững, năng xuất cao ổn định thì 2-3 năm có thể bón vôi 1 lần với lượng 500-1.000kg/ha, bón vãi đều trong phạm vi tán, bón vào đầu mùa mưa.
 Cách bón: 
  • Nếu vườn cà phê có địa hình bằng phẵng thì bón vòng theo tán cây. Nếu cà phê trồng trên đất dốc thì bón phân theo một nửa bộ tán phía trên dốc theo dạng hình bán nguyệt.
  • Đối với cà phê còn nhỏ bón cách gốc 10cm thành dãi rộng 20cm ra phía ngoài mép tán.
  • Khi cây đã lớn bón cách gốc 20cm và bón thành dải rộng 30cm ra phía ngoài mép tán.
  • Khi cây vào thời kỳ kinh doanh, bón cách gốc 30cm theo dãi rộng 50cm ra phía ngoài mép tán.
Tưới đẫm nước cho phân hòa tan hoàn toàn, tránh thất thoát dinh dưỡng. Với những vườn lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm tại gốc, việc hòa tan phân tưới theo hệ thống có hiệu quả cao, giúp cà phê hấp thụ hiệu quả lượng phân bón đã bón. 
 

 

Cà phê ra hoa và tạo quả đồng loạt

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    T.S Lê Quang Khôi (2016), Bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất cà phê bền vững, NXB Nông Nghiệp.
2.    Lê Ngọc Báu (1995), Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khoảng cách và kỹ thuật nuôi thân đến năng suất cà phê vối tại Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1995. Viện Nghiên cứu Cà phê.
3.    Hoàng Thanh Tiệm, Lê Ngọc Báu (2000), Nghiên cứu nhu cầu nước, chế độ và phương pháp tưới cho cà phê vối kinh doanh ở Đắk Lắk, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.


 

Xem thêm:

Các lưu ý khi tính toán, thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm

Các lưu ý khi lựa chọn béc tưới phun mưa tại gốc

Những lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng hệ thống tưới

Hướng dẫn cách sử dụng ống mềm làm ống chính trong hệ thống nhỏ giọt

Một số lưu ý khi thiết kế hệ thống tưới trên địa hình dốc

Hướng dẫn vận hành, kiểm tra và vệ sinh bộ lọc dĩa